WB nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam

Một số nước Đông Á – Thái Bình Dương trong báo cáo. Tổng dư nợ công và nợ được bảo lãnh công là 61% GDP tính đến cuối năm 2014, trong đó nợ trong nước tăng từ 23% năm 2010 lên 32% lên 2014. Số liệu nêu trên được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á Thái Bình Dương, vừa được công bố sáng nay (13/4). Cơ quan này cho rằng cổ phần hóa về mặt số lượng là chưa đủ, mà cần phải tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp. Dù là một nước xuất khẩu dầu, Việt Nam cũng là nước có lượng tiêu thụ lớn, đặc biệt cho những ngành cần nhiều năng lượng. Ngân hàng đánh giá cao nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam. Trong số 9 quốc gia Đông Á được …

Số liệu nêu trên được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á Thái Bình Dương, vừa được công bố sáng nay (13/4). Trước đó, tổ chức này từng Dự báo mức 5,6% vào cuối năm 2014. Trong số 9 quốc gia Đông Á được xem xét trong báo cáo, Việt Nam là nước duy nhất có Dự báo GDP được điều chỉnh theo xu hướng tăng.
Một số nước Đông Á – Thái Bình Dương trong báo cáo
Dự báo tăng trưởng GDP 2015
Thay đổi so với báo cáo tháng 12/2014
Dự báo 2017
Trung Quốc
7,1%
-0,1
6,9%
Indonesia
5,2%
-0,4
5,5%
Malaysia
4,7%
-0,3
5,1%
Philippines
6,5%
-0,2
6,3%
Thái Lan
3,5%
0
4,0%
Việt Nam
6,0%
+0,4
6,5%


Campuchia
6,9%
-0,6
6,8%
Lào
6,4%
0
7,0%
Myanmar
8,5%
0
8,0%
Lý giải về việc nâng dự báo GDP Việt Nam, ông Sudhir Shetty – Kinh tế trưởng của Ngân hàng tại Đông Á – Thái Bình Dương cho biết giá dầu giảm đã có những tác động tích cực. Dù là một nước xuất khẩu dầu, Việt Nam cũng là nước có lượng tiêu thụ lớn, đặc biệt cho những ngành cần nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, đại diện Ngân hàng cũng đánh giá cao nỗ lực ổn định kinh tế và khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong năm qua.
Phân tích kỹ hơn, báo cáo của WB nhận định kinh tế đang khởi sắc trở lại và tăng trưởng cuối năm ngoái vượt mức kỳ vọng. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phát triển dưới mức tiềm năng. Nguyên nhân là sự ì ạch trong cải cách cơ cấu, đặc biệt trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước. Cơ quan này cho rằng cổ phần hóa về mặt số lượng là chưa đủ, mà cần phải tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nợ công gia tăng là một vấn đề quan ngại. Tổng dư nợ công và nợ được bảo lãnh công là 61% GDP tính đến cuối năm 2014, trong đó nợ trong nước tăng từ 23% năm 2010 lên 32% lên 2014.
Ngân hàng đánh giá cao nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam. Năm 2012, 2,9% dân số ở mức nghèo cùng cực (sống dưới 1,25 USD một ngày tính theo sức mua tương đương). Con số này dự kiến sẽ giảm xuống 1% trong năm 2017.
0913.756.339