Doanh nghiệp xi măng: Cần nâng cao năng lực cạnh tranh

. Sản lượng XM và clinker tiêu thụ 7 tháng năm 2015 ước đạt 40,98 triệu tấn, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 57% kế hoạch năm 2015, trong đó, tiêu thụ nội địa ước đạt 31,21 triệu tấn XM, bằng 108% so cùng kỳ năm 2014. Trên bản đồ xuất nhập khẩu XM thế giới có 104 nước xuất khẩu XM, 145 nước nhập khẩu XM, nguồn cung XM lớn từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ… tăng mạnh khiến cạnh tranh xuất khẩu XM diễn ra ngày càng gay gắt. Xuất khẩu XM tháng 7/ 2015 ước đạt 1,35 triệu tấn, bằng 105% so với tháng 6/2015, bằng 137% so với cùng kỳ năm 2014; tổng lượng xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2015 ước đạt 9,77 triệu tấn, bằng 113% so cùng kỳ năm 2014. Nếu như năm 2014 xuất khẩu XM gặp nhiều thuận lợi, thì sang năm 2015 này, các doanh nghiệp xuất khẩu XM gặp nhiều khó khăn, thách thức khi thị trường XM thế giới có biến động, nguồn cung trên thế giới tăng lên trong khi nhu cầu xây dựng tại một số quốc gia giảm

Trong bức tranh chung nhiều mảng sáng của ngành Xây dựng 7 tháng đầu năm 2015, ngành Xi măng (XM) ghi nhận bước tăng trưởng khả quan, mặc dù xuất khẩu XM gặp khó khăn, nhưng tiêu thụ nội địa tăng so cùng kỳ.
Ngành Xi măng tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh .
Tăng trưởng khả quan
Vừa bước qua 7 tháng đầu năm 2015, con số tiêu thụ XM toàn ngành tương đối khả quan. Sản lượng XM và clinker tiêu thụ 7 tháng năm 2015 ước đạt 40,98 triệu tấn, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 57% kế hoạch năm 2015, trong đó, tiêu thụ nội địa ước đạt 31,21 triệu tấn XM, bằng 108% so cùng kỳ năm 2014.
Riêng tháng 7, ước sản phẩm tiêu thụ 6,50 triệu tấn, bằng 108% so tháng 6/2015, bằng 125% so với cùng kỳ năm 2014. Lượng XM tiêu thụ trong nước ước đạt 5,15 triệu tấn bằng 109% so tháng 6/2015; bằng 122% so tháng 7/2014. Tháng 7/2015 sản lượng XM tiêu thụ nội địa tăng so với tháng 6 do thời tiết thuận lợi cho xây dựng.
Lý giải nguyên nhân tiêu thụ XM trong nước tăng, ông Lê Văn Tới – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng: Nhà nước đã bố trí vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật như hạ tầng giao thông, thủy điện, nhà ở xã hội… nên nhu cầu tiêu thụ XM xây dựng cơ sở hạ tầng tăng. Bên cạnh đó, thị trường BĐS ấm lên kéo theo nhu cầu xây dựng tăng, tiêu thụ XM cho xây dựng nhà ở cũng tăng theo.
Mặc dù giá nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất XM không ngừng tăng nhưng giá bán XM thời gian qua nhìn chung khá ổn định. Nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam cho rằng: XM là mặt hàng bình ổn tốt nhất, giá cả ổn định nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.
Một câu hỏi đặt ra lúc này là giá XM có thể tăng trong thời gian tới không? Theo Chủ tịch Hiệp Hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam, giá XM tăng hay không tăng là do cung – cầu của thị trường quyết định.
Nâng cao năng lực cạnh tranh
Nếu như năm 2014 xuất khẩu XM gặp nhiều thuận lợi, thì sang năm 2015 này, các doanh nghiệp xuất khẩu XM gặp nhiều khó khăn, thách thức khi thị trường XM thế giới có biến động, nguồn cung trên thế giới tăng lên trong khi nhu cầu xây dựng tại một số quốc gia giảm.

Thép Trung Quốc giảm giá sau khi đồng nhân dân tệ đi xuống

Một số nhà sản xuất thép Trung Quốc đã giảm giá thép xuất khẩu sau khi nước này liên tiếp điều chỉnh hạ giá đồng nhân dân tệ, cho thấy phần nào dấu hiệu đầu tiên về việc động thái trên của Bắc Kinh sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước tăng doanh số.
Ảnh minh họa.


Trên bản đồ xuất nhập khẩu XM thế giới có 104 nước xuất khẩu XM, 145 nước nhập khẩu XM, nguồn cung XM lớn từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ… tăng mạnh khiến cạnh tranh xuất khẩu XM diễn ra ngày càng gay gắt. Mặc dù lượng xuất khẩu XM của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2015 có tăng nhưng giá xuất khẩu XM lại giảm so cùng kỳ năm 2015. Xuất khẩu XM tháng 7/ 2015 ước đạt 1,35 triệu tấn, bằng 105% so với tháng 6/2015, bằng 137% so với cùng kỳ năm 2014; tổng lượng xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2015 ước đạt 9,77 triệu tấn, bằng 113% so cùng kỳ năm 2014.
Với 74 dây chuyền đang vận hành với tổng công suất thiết kế là 77,36 triệu tấn, công suất huy động 72 – 73 triệu tấn, tỷ lệ khai thác công suất trung bình của cả nước là 96%, ngành xi măng Việt Nam được đánh giá là TOP 5 thế giới, chỉ đứng sau các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Mỹ. Trong năm 2015, ngành sẽ có 2 dự án (gồm Xi măng Sông Lam 2 công suất 0,6 triệu tấn/năm; Xi măng Công Thanh 2 công suất 3,6 triệu tấn/năm) đi vào vận hành, nâng tổng số dây chuyền XM cả nước lên con số 76 với tổng công suất thiết kế là 81,56 triệu tấn, công suất huy động đạt khoảng 79 – 80 triệu tấn.
Đứng trước thách thức, cạnh tranh ngày càng quyết liệt, theo Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng Lê Văn Tới, các DN XM Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp…
Với những DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu XM, cần tiếp tục phát huy kinh nghiệm 4 năm xuất khẩu vừa qua để tổ chức xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đàm phán, ký kết, duy trì thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.
Để tiếp tục đưa ngành XM phát triển bền vững trong tương lai, theo Vụ trưởng Vụ Vật liệu, thì vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất như tăng cường sử dụng tro sỉ, thạch cao trong các nhà máy nhiệt điện, phân bón, thép, hóa chất, tận dụng nhiệt thừa để phát điện, tận dụng rác thải công nghiệp, sinh hoạt làm nhiên liệu cho sản xuất cũng như vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải khói bụi cần được tiếp tục chú trọng thực hiện. Mong VICEM sẽ và luôn là đơn vị tiên phong trong vấn đề này.
DiaOcOnline.vn – Theo Báo Xây dựng

Từ khóa:
Xi măng,Doanh nghiệp xi măng

0913.756.339