. Đặt chân vào Việt Nam năm 1998, Honda Việt Nam là công ty liên doanh với 3 đối tác góp vốn là Honda Motor (Nhật, góp 42%), Asian Honda Motor (Thái Lan, góp 28%) và Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (góp 30% vốn). Tuy không nói rõ hành vi vi phạm cụ thể, song Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết doanh nghiệp này phải nộp thêm một số tiền lớn khác và chưa chịu chấp hành. Thông tin nêu trên được đại diện ngành tài chính đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 25/4
Thông tin nêu trên được đại diện ngành tài chính đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 25/4. Tuy không nói rõ hành vi vi phạm cụ thể, song Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết doanh nghiệp này phải nộp thêm một số tiền lớn khác và chưa chịu chấp hành.
Đặt chân vào Việt Nam năm 1998, Honda Việt Nam là công ty liên doanh với 3 đối tác góp vốn là Honda Motor (Nhật, góp 42%), Asian Honda Motor (Thái Lan, góp 28%) và Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (góp 30% vốn). Doanh nghiệp hiện có 2 nhà máy lắp ráp xe máy tại Vĩnh Phúc, với gần 5.000 lao động và công suất khoảng 1,5 triệu xe mỗi năm.
Kể từ năm 2005, Honda Việt Nam đầu tư thêm nhà máy sản xuất ôtô với vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD. Cơ sở này hiện sử dụng hơn 400 lao động và xuất xưởng khoảng 10.000 xe mỗi năm. Năm tài chính 2014 (kết thúc vào tháng 5 năm ngoái), Honda công bố đạt doanh thu 55.000 tỷ đồng, đóng góp hơn 1% GDP Việt Nam, song không đưa ra con số lợi nhuận.
Honda Việt Nam là cái tên tiếp theo trong danh sách các doanh nghiệp FDI bị cơ quan thuế xử lý thời gian gần đây. Trước đó, Công ty Metro Việt Nam cũng bị phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến né thuế, chuyển giá và bị truy thu vào ngân sách khoảng 507 tỷ đồng.
Chí Hiếu