Theo báo chí Hàn Quốc, cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng giấu 4 thỏi (4 kg) còn tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong giấu 2 thỏi (2 kg) vàng trong giày. Do đó, nhiều khả năng đây là vàng nguyên liệu 9999, không phải vàng SJC”, giám đốc một doanh nghiệp chuyên về vàng nữ trang nhận định. “Thỏi vàng mà hai người Việt mang sang Hàn Quốc có trọng lượng một kg. Bên cạnh đó, giới kinh doanh vàng lý giải, nhu cầu vàng vật chất ở Hàn Quốc lớn trong khi nguồn cung hạn chế vì thuế nhập khẩu cao có thể cũng là nguyên nhân khiến vàng lậu chảy từ Việt Nam sang nước này. Như vậy, giá ở Việt Nam tính theo vàng nguyên liệu, vẫn rẻ hơn Hàn Quốc có thể tới 1,5 triệu đồng mỗi lượng. Nếu 6kg vàng được mang trót lọt, những người…
Theo báo chí Hàn Quốc , cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng giấu 4 thỏi (4 kg) còn tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong giấu 2 thỏi (2 kg) vàng trong giày. “Thỏi vàng mà hai người Việt mang sang Hàn Quốc có trọng lượng một kg. Do đó, nhiều khả năng đây là vàng nguyên liệu 9999, không phải vàng SJC”, giám đốc một doanh nghiệp chuyên về vàng nữ trang nhận định. Theo vị này, vàng 9999 nguyên liệu tại Việt Nam có giá cao hơn quốc tế quy đổi từ 500.000 đến một triệu đồng . Chẳng hạn nếu tính giá ngày 16/4, vàng nguyên liệu có giá trên 32 triệu đồng một lượng. Giá càng rẻ hơn nếu các mối làm từ vàng trôi nổi, chất lượng thấp.
Trong khi đó, giá một lượng vàng miếng 9999 (24 karat) tại Hàn Quốc được mua bán quanh 1,57 – 1,71 triệu won. Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, mỗi lượng vàng được các doanh nghiệp Hàn Quốc bán ra hơn 34,1 triệu đồng. Như vậy, giá ở Việt Nam tính theo vàng nguyên liệu, vẫn rẻ hơn Hàn Quốc có thể tới 1,5 triệu đồng mỗi lượng. Nếu 6kg vàng được mang trót lọt, những người buôn lậu có thể hưởng khoản chênh tới 240 triệu đồng, cao hơn nhiều một tháng lương cơ bản mà phi công Vietnam Airlines đang được hưởng.
Báo chí Hàn Quốc dẫn lời khai của phi công và tiếp viên cho biết, xách mỗi kg vàng, họ được trả công 250 USD. Như vậy, tính riêng tiền công, nếu giấu trót lọt 6 kg vàng, hai người có thể nhận trên 32 triệu đồng. Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, chưa rõ các thành viên đoàn bay có nằm trong đường dây nào không, nhưng không loại trừ khả năng những vụ buôn lậu vàng kiểu này do các tổ chức tội phạm thực hiện chứ không phải cá nhân riêng lẻ.
Bên cạnh đó, giới kinh doanh vàng lý giải, nhu cầu vàng vật chất ở Hàn Quốc lớn trong khi nguồn cung hạn chế vì thuế nhập khẩu cao có thể cũng là nguyên nhân khiến vàng lậu chảy từ Việt Nam sang nước này. Trong khi nhiều nước như Trung Quốc không áp dụng thuế nhập khẩu vàng, Việt Nam áp thuế 1% (từ 7/5 mới tăng lên 2%) thì Hàn Quốc áp thuế 3%.
Về nguồn gốc của số vàng này, theo một lãnh đạo doanh nghiệp vàng, không dễ đoán. Tuy nhiên, ông nhận định: “Đã rất lâu Việt Nam không nhập thêm vàng 9999 nguyên chất theo đường chính ngạch để dập vàng miếng. Tình trạng vàng nhập lậu vẫn có, nhưng nếu lấy vàng nhập lậu từ nước ngoài buôn sang Hàn Quốc thì quá mất công”.
Ông Nguyễn Trí Hiếu thì cho rằng, tại thị trường Việt Nam, lượng vàng nguyên liệu trôi nổi rất nhiều và không quá khó tìm. “Mua vàng trôi nổi giá rẻ rồi đem sang Hàn Quốc, lại không phải chịu thuế nhập khẩu cao thì rõ ràng số tiền lời mà những ‘người vận chuyển’ này được hưởng cao hơn những gì họ khai báo rất nhiều”, chuyên gia này nói.
Tại Hàn Quốc, vàng miếng được ưa thích vì đây là phương tiện cất giữ tài sản kín đáo. Vàng lậu được chuộng vì rẻ hơn khoảng 7% so với vàng được bán công khai, theo Hiệp hội Các nhà phân phối kim loại quý Hàn Quốc.
Phía Hàn Quốc đang phải áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng nhập lậu vàng. Theo Bloomberg, mỗi năm có khoảng 70 tấn vàng được mua bán trái phép trên thị trường tự do tại Hàn Quốc, gây thiệt hại khoản thuế trị giá 280 triệu USD. Trong năm 2013, hải quan nước này thu giữ 360 kg vàng nhập lậu, gấp đôi năm 2012.
Thanh Bình – Thanh Lan