Còn ông Trần Ngọc Tâm được 4 cổ đông là tổ chức và 6 cổ đông là cá nhân (với tỷ lệ cổ phần có biểu quyết chiếm 10,39%) đề cử. Theo giới thạo tin, nhiều khả năng hai vị trí cao nhất tại ban điều hành và Hội đồng quản trị của Eximbank cũng sẽ thay đổi sau mùa đại hội cổ đông lần này. Trước đó, trong vòng 2 năm, Eximbank đã không dưới 3 lần thay Tổng giám đốc, và người đương nhiệm hiện nay là ông Phạm Hữu Phú. Với NamA Bank, một khi có hai lãnh đạo cấp cao của ban điều hành ứng cử vào Hội đồng quản trị của Eximbank, nếu trúng cử thì nhà băng này chắc chắn cũng phải có sự thay đổi để bầu người thay thế. Hai ngân hàng có sự xáo trộn lớn trong danh sách ứng cử thành viên Hội đồng quản trị năm nay…
Mùa đại hội cổ đông năm nay sẽ chứng kiến nhiều thay đổi về nhân sự cấp cao. Ảnh: Lệ Chi.
8 thành viên trong ban quản trị cũ (trừ ông Nguyễn Quốc Hùng vừa thôi nhiệm) thì chỉ có 5 người tiếp tục nằm trong danh sách ứng cử thành viên HDQT mới, còn hai người khác là bà Vũ Thị Vang và ông Nguyễn Đình Trường không còn xuất hiện.
Trước đó, trong biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc đề cử, ứng cử nhân sự làm thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhiệm kỳ 2015-2020 của một nhà băng khác là ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng khiến thị trường chú ý.
Trong danh sách 6 ứng viên được đề cử cho nhiệm kỳ mới này xuất hiện tên của hai lãnh đạo cao nhất ban điều hành của ngân hàng Nam Á là Tổng giám đốc Trần Ngô Phúc Vũ và nguyên Phó tổng giám đốc Trần Ngọc Tâm (vừa thôi nhiệm 24/3).
Ông Vũ, được 3 cổ đông tổ chức và 12 cổ đông cá nhân (với tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết chiếm 10,03%) đề cử. Còn ông Trần Ngọc Tâm được 4 cổ đông là tổ chức và 6 cổ đông là cá nhân (với tỷ lệ cổ phần có biểu quyết chiếm 10,39%) đề cử. Trong khi đó, những thành viên trong Ban quản trị cũ lại chưa thấy công bố danh sách những ai sẽ tiếp tục ứng cử vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới.
VAMC được tăng vốn điều lệ gấp 4
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 34 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)
Theo giới thạo tin, nhiều khả năng hai vị trí cao nhất tại ban điều hành và Hội đồng quản trị của Eximbank cũng sẽ thay đổi sau mùa đại hội cổ đông lần này. Trước đó, trong vòng 2 năm, Eximbank đã không dưới 3 lần thay Tổng giám đốc, và người đương nhiệm hiện nay là ông Phạm Hữu Phú.
Với NamA Bank, một khi có hai lãnh đạo cấp cao của ban điều hành ứng cử vào Hội đồng quản trị của Eximbank, nếu trúng cử thì nhà băng này chắc chắn cũng phải có sự thay đổi để bầu người thay thế.
Theo nguồn tin của VnExpress, để chuẩn bị cho việc ông Trần Ngô Phúc Vũ thôi nhiệm Tổng giám đốc Nam A Bank và tham gia vào Hội đồng quản trị Eximbank, thời gian qua, nhà băng này đã bố trí bà Lương Thị Cẩm Tú, Phó tổng giám đốc thường trực đứng ra phụ trách kinh doanh của nhà băng này (hôm nay bà Tú chính thức thay ông Vũ đảm nhiệm chức Tổng giám đốc). Bà Lương Thị Cẩm Tú từng kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao ở các ngân hàng thương mại khác nhau như: Sacombank, MHB….
Một chuyên gia kinh tế tại TP HCM nhận định, vấn đề nhân sự cấp cao trong ngành ngân hàng được xem là điểm nóng trong mùa đại hội năm nay khi có nhiều nhà băng đang trong giai đoạn tái cơ cấu và khả năng sẽ tiến tới việc sáp nhập, hợp nhất, thậm chí còn bán lại nếu không hiệu quả.
Nhìn nhận sự “khốc liệt” của làn sóng thay đổi cơ cấu nhân sự cấp cao của các ngân hàng hiện nay, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, sự thay đổi đó là tất yếu trong bối cảnh toàn hệ thống ngân hàng đang thực hiện quá trình tái cấu trúc, kèm theo đó là những áp lực về nợ xấu và sức ép hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm.
Hai ngân hàng có sự xáo trộn lớn trong danh sách ứng cử thành viên Hội đồng quản trị năm nay là DongA Bank và Eximbank đều thuộc những nhà băng có hoạt động kinh doanh trong năm vừa qua không tốt. Trong đó, cả năm Eximbank chỉ đạt lợi nhuận 3% kế hoạch với mức 56 tỷ đồng. Còn DongA Bank tới nay vẫn chưa có kết quả chính thức về lợi nhuận 2014, nhưng tính đến hết quý 3/2014, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 149 tỷ đồng, chưa bằng một nửa cùng kỳ năm 2013. Riêng quý 3/2014 lỗ 76 tỷ đồng.