Nhóm hàng Sản phẩm gỗ là thế mạnh xuất khẩu (XK) Việt Nam. Song, để tận dụng những cơ hội từ quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, ngành gỗ cần chuyên nghiệp hóa từ khâu sản xuất, nâng cao chất lượng Sản phẩm.
Giá trị XK đồ gỗ trong năm 2014 đạt 6,23 tỷ USD, dự kiến tăng lên 7 tỷ USD trong năm 2015. Đặc biệt, thị phần đồ gỗ của Việt Nam trên thế giới đạt 2,16%, đã có mặt trên 100 thị trường. Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia XK đồ gỗ nhiều nhất khu vực châu Á. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu (NK) gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 62,33% tổng kim ngạch XK đồ gỗ.
Nhu cầu gỗ của thế giới đang tăng cao cộng với nhiều FTA đã và đang chuẩn bị được ký kết sẽ là lợi thế XK cho các doanh nghiệp (DN) gỗ, nhất là khi thuế NK xuống 0%. Nhiều chuyên gia trong ngành gỗ nhận định, con số kim ngạch 10 tỷ USD vào năm 2020 của ngành gỗ Việt Nam là khả thi.
Ông Nguyễn Tôn Quyền- Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest)- chia sẻ, Hàn Quốc là một trong những thị trường NK lớn của ngành gỗ Việt Nam, đặc biệt là dăm gỗ. Việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết, Viforest kỳ vọng đồ gỗ Việt Nam vào Hàn Quốc sẽ có giá rẻ hơn, sức cạnh tranh nâng cao hơn.
Viện Nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) dự báo, EU và Bắc Mỹ sẽ là hai thị trường NK lớn nhất hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có mặt hàng gỗ của Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai thị trường này đang ngày càng thắt chặt hơn các quy định về tiêu chuẩn NK đối với hàng thủ công mỹ nghệ đến từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Chẳng hạn, để đồ gỗ Việt Nam vào được thị trường EU khó tính, các DN buộc phải đáp ứng các điều kiện của Luật Hóa chất Reach với những phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất, được áp dụng tại tất cả 27 nước thuộc EU. Bên cạnh đó, các DN buộc phải dán nhãn FSC (Hội đồng quản lý rừng). Đây là hệ thống chứng nhận nhằm truy suất nguồn gốc hàng hóa.
Đây thực sự là một thách thức đối với các DN chế biến gỗ của Việt Nam, khi phần lớn DN có quy mô vừa và nhỏ, thường mua gỗ của dân không lưu lại hồ sơ, giấy tờ mua bán. Chưa kể, DN XK đồ gỗ của Việt Nam chủ yếu làm hàng gia công cho nước ngoài, nên giá trị mang lại thấp.
Theo Viforest, các DN Việt thua hẳn về thiết kế, nên việc hưởng lợi từ các giá trị gia tăng còn hạn chế. Sản phẩm làm ra khó thuyết phục khách hàng. Giải pháp của phần lớn DN Việt là thuê các chuyên gia thiết kế nước ngoài với chi phí cao và thiếu dấu ấn văn hóa Việt…
Chế biến gỗ là 1 trong 10 ngành mang lại nguồn thu lớn nhất từ XK, đóng góp đáng kể vào GDP. Tuy nhiên, DN chưa quản lý được toàn bộ quá trình vận chuyển gỗ từ nơi thu mua đến nơi lưu trữ, sản xuất. Đây sẽ là “rào cản” lớn đối DN khi XK.
DiaOcOnline.vn – Theo Công thương
Australia: Thép mạ kẽm từ Việt Nam không bán phá giá
Ngày 31/7, Ủy ban Chống bán phá giá Australia đã quyết định chấm dứt điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ kẽm nhập khẩu từ Việt Nam sau đúng một năm điều tra.
Ảnh minh họa.
Kết luận được phía Australia nêu rõ khối lượng thép mạ kẽm nhập khẩu từ Việt Nam vào Australia là “không đáng kể”, và “không bán phá giá” như cáo buộc ban đầu của BlueScope Steel – giữ vai trò nguyên đơn trong vụ kiện.
Trước đó, tháng 7/2014, nguyên đơn này cáo buộc sản phẩm thép mạ kẽm nhập khẩu từ Việt Nam bán phá giá, với biên độ phá giá lên tới 16,26%.
Từ khóa:
Xuất khẩu sản phẩm gỗ,Sản phẩm gỗ