Hầu như ngày nào trong các bữa ăn trưa hay tối của gia đình, tôi cũng được nghe cha mẹ nói tới các thông tin liên quan đến ngân hàng như nợ xấu, trích lập dự phòng…khiến cho kiến thức ngân hàng dần dần tự thấm vào người từ lúc nào không hay biết. Thực ra, tôi làm Chủ tịch ACB không phải là sự nối tiếp chiếc ghế của cha mà có sự gián đoạn, trước tôi là bác Trần Xuân Giá đảm trách. Điều đó có nghĩa là, tôi không phải vượt qua cái bóng của họ mà là được đứng trên vai họ để tạo ra cái bóng lớn hơn. Do đó, tôi được đánh giá là người thích hợp nhất trong việc gắn kết các cán bộ nhân viên cũng như các thành viên hội đồng quản trị để tạo ra sức mạnh nhằm chèo chống ACB vượt qua khó khăn nên được đề …
– ACB là một ngân hàng cổ phần và đang có sự tham gia của nhiều đối tác nước ngoài. Vậy làm sao anh vẫn có thể tiếp nối cha mình đảm trách chiếc ghế chủ tịch ngân hàng?
– Cái này phải nói rằng nhờ “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Thực ra, tôi làm chủ tịch ACB không phải là sự nối tiếp chiếc ghế của cha mà có sự gián đoạn, trước tôi là bác Trần Xuân Giá đảm trách.
Năm 2012 khi ACB gặp sóng gió, ngân hàng cần một người đứng ra đảm nhận chức chủ tịch để lèo lái con thuyền ACB. Lúc đó, bản thân tôi là người gắn bó khá lâu với ngân hàng, am hiểu nhân viên lại có mối quan hệ mật thiết với các thành viên sáng lập. Do đó, tôi được đánh giá là người thích hợp nhất trong việc gắn kết các cán bộ nhân viên cũng như các thành viên hội đồng quản trị để tạo ra sức mạnh nhằm chèo chống ACB vượt qua khó khăn nên được đề bạt.
– Khi lên đảm trách vị trí chủ tịch ngân hàng, anh làm thế nào để có thể dung hoà được mối quan hệ với các bậc tiền bối?
– Tôi quan niệm rằng, để vượt qua cái bóng của các bậc tiền bối là rất khó, nên mình sẽ chọn cách đứng trên vai họ thì khi đó, chắc chắn sẽ tạo ra cái bóng lớn hơn. Nhưng làm thế nào để những người này cho mình đứng trên vai họ thực sự là điều không dễ.
Cái may đối với tôi là trước đây từng trải qua nhiều vị trí công việc và được làm cấp dưới của các bậc tiền bối này nên cũng phần nào hiểu nhau. Đa phần những người đi trước này, họ cảm thấy tự hào vì là người đã từng đào tạo Huy nên luôn muốn hỗ trợ học trò của mình sẽ ngày càng phát triển hơn nữa. Điều đó có nghĩa là, tôi không phải vượt qua cái bóng của họ mà là được đứng trên vai họ để tạo ra cái bóng lớn hơn.
– Cha mẹ đã chuẩn bị cho anh như thế nào để tiếp nối chiếc ghế quyền lực của ACB như ngày hôm nay?
– Có thể cha mẹ đã chuẩn bị cho tôi rất nhiều thứ nhưng bản thân không hề hay biết, chẳng hạn như sự gieo mầm cho sự yêu thích công việc ngân hàng ngay khi còn nhỏ.
Hầu như ngày nào trong các bữa ăn trưa hay tối của gia đình, tôi cũng được nghe cha mẹ nói tới các thông tin liên quan đến ngân hàng như nợ xấu, trích lập dự phòng…khiến cho kiến thức ngân hàng dần dần tự thấm vào người từ lúc nào không hay biết. Do đó, khi tôi lớn lên và bắt đầu chọn lựa ngành học, cứ nghĩ rằng thích học ngành kiến trúc nhưng khi học rồi mới biết thực ra bản thân đã yêu thích ngành ngân hàng và sau đó quyết định dấn thân vào con đường trở thành banker.
Điều này cho thấy, cha mẹ tôi có thể đã có ý định hướng con theo ngành ngân hàng trước đó nhưng họ không làm bằng cách bắt ép hay ra lệnh mà tiến hành theo kiểu thẩm thấu từ từ và truyền đạt sự yêu thích cho tôi một cách tinh tế, nhẹ nhàng ngay khi còn nhỏ.
– Anh có thể chia sẻ sự khác biệt của ACB dưới sự điều hành của anh và của cha?
– Qua hơn 20 năm hoạt động, dù là thời của cha hay thời của tôi bây giờ thì có thể các chiến lược kinh doanh có thay đổi tuỳ từng thời kỳ cho phù hợp, nhưng giá trị cốt lõi (giá trị văn hoá) của ACB vẫn nguyên vẹn. Hiện nay, từ những giá trị sẵn có ấy, tôi chỉ chắt lọc lại và viết thành 5 giá trị cốt lõi để làm nền tảng cho các chiến lược, định hướng hoạt động của ACB.
Bất động sản cao cấp Việt Nam thu hút nhà đầu tư Anh
Hamon Developments sẽ xây dựng bộ máy quản lý dịch vụ đạt chuẩn quốc tế cho cư dân ngay sau khi mua căn hộ tại đây