. Như vậy trong 10 năm, lượng du khách nước ngoài đã tăng thêm 5,3 triệu lượt đồng thời có thêm 21,5 triệu lượt khách nội địa. Năm 2004 khách ngoại đạt 2,7 triệu lượt người, khách nội đạt 14,5 triệu. Bà cho hay gần đây tham dự một hội chợ tại châu Âu, bà ghi nhận được một số dự báo năm 2015 lượng khách châu Âu về Việt Nam cũng sẽ tiếp tục xu hướng giảm. Ngay cả chủ đầu tư một khu resort tại Phan Thiết cũng cho biết “Tôi rất băn khoăn về sự phát triển của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại các thành phố biển nói riêng và Việt Nam nói chung”. Chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty Tư vấn Kinh doanh hội nhập Toàn Cầu (GIBC) Huỳnh Phước Nghĩa đánh giá, các thông số tăng trưởng GDP, mức chi tiêu, lượng khách, lượng ôtô, tổng chiều dài đường cao tốc, sự vươn lên của tầng lớp trung lưu đều có tác động rất lớn đến du lịch biển
Thứ tư: Tổng chiều dài đường cao tốc TP HCM tính đến năm 2014 là 118 km và vẫn đang tiếp tục được mở rộng, nối dài thêm trong vòng nửa thập kỷ tới. Đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy du lịch nghỉ dưỡng ở các điểm đến mất 3 giờ di chuyển bằng ôtô.
Thứ năm: Xu hướng du lịch và đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng của tầng lớp trung lưu và người giàu có chuyển biến tích cực trong 10 năm qua. Năm 2005 tầng lớp trung lưu mới mua căn nhà đầu tiên và ở khách sạn 2-3 sao. Năm 2014 họ đã đầu tư bất động sản cho thuê lại và ở khách sạn 3-4 sao. Giai đoạn 2020-2025 nhóm người này sẽ đầu tư biệt thự nghỉ dưỡng để nghỉ ngơi và cho thuê. Trong trường hợp ở khách sạn, phân khúc 4-5 sao sẽ được lựa chọn hàng đầu.
Thứ sáu: Lượng khách nội địa đang gia tăng nhanh chóng. Năm 2004 khách ngoại đạt 2,7 triệu lượt người, khách nội đạt 14,5 triệu. Một thập niên sau, tức đến năm 2014 khách ngoại vọt lên 8 triệu trong khi trong nước tiệm cận 36 triệu lượt người đi du lịch. Như vậy trong 10 năm, lượng du khách nước ngoài đã tăng thêm 5,3 triệu lượt đồng thời có thêm 21,5 triệu lượt khách nội địa. Nửa thập niên tới tốc độ tăng lượng du khách trong và ngoài nước sẽ nhanh và mạnh hơn do GDP đầu người của TP HCM có thể tăng gấp đôi hiện nay.
Tuy nhiên, dự báo táo bạo của ông Sơn bị hoài nghi. Ngay cả chủ đầu tư một khu resort tại Phan Thiết cũng cho biết: “Tôi rất băn khoăn về sự phát triển của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại các thành phố biển nói riêng và Việt Nam nói chung”.
Hình 1: Dự báo táo bạo về đầu tư biệt thự biển 5 năm tới
Bà chia sẻ, năm 2014 ngành du lịch gặp rất nhiều khó khăn do tình hình biển Đông, đồng Ruble rớt giá và khách ngoại sụt giảm rất mạnh. Bà cho hay gần đây tham dự một hội chợ tại châu Âu, bà ghi nhận được một số dự báo năm 2015 lượng khách châu Âu về Việt Nam cũng sẽ tiếp tục xu hướng giảm. Nữ doanh nhân này đánh giá một nền du lịch chỉ dựa vào khách nội địa là không an toàn và chưa thể gọi là phát triển bền vững.
Chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty Tư vấn Kinh doanh hội nhập Toàn Cầu (GIBC) Huỳnh Phước Nghĩa đánh giá, các thông số tăng trưởng GDP, mức chi tiêu, lượng khách, lượng ôtô, tổng chiều dài đường cao tốc, sự vươn lên của tầng lớp trung lưu đều có tác động rất lớn đến du lịch biển. Tuy nhiên, trong chu kỳ 5 năm còn rất nhiều nhân tố ngoại lực tác động vào thị trường nội địa. “Điểm rơi an toàn của thị trường biệt thự biển không phải là 5 năm mà cần đến 10 năm nữa”, ông nói.
Theo ông Nghĩa, các đô thị biển của Việt Nam cần một thập niên để hoàn thiện hạ tầng dịch vụ, hạ tầng xã hội để thúc đẩy và biến tiềm năng của du lịch biển thành sự thật. Hiện nay biệt thự biển chỉ thật sự hấp dẫn tại những vùng ven biển vị trí đẹp, có chiến lược phát triển đường cao tốc, sân bay, hình thành cơ chế đặc khu kinh tế… Dòng tiền chảy vào kênh này thuộc nhóm dài hạn, thời gian thu hồi vốn 6-10 năm.
Vũ Lê