VAMC được tăng vốn điều lệ gấp 4

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 34 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Công ty này đã hoạt động từ tháng 7/2013 và đến nay đã mua lại khoảng 123. 000 tỷ đồng nợ xấu thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt cho các ngân hàng. Theo đó, vốn điều lệ của VAMC được tăng từ 500 tỷ đồng lên 2. 000 tỷ đồng. Lần điều chỉnh vốn điều lệ này được Thủ tướng quyết định trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Nhà nước sau khi đã thỏa thuận với Bộ Tài chính.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 34 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC ). Theo đó, vốn điều lệ của VAMC được tăng từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Công ty này đã hoạt động từ tháng 7/2013 và đến nay đã mua lại khoảng 123.000 tỷ đồng nợ xấu thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt cho các ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước từ lâu vẫn cho rằng mức vốn điều lệ 500 tỷ đồng của một công ty mua bán nợ quy mô quốc gia là quá ít ỏi.

Những dự án lớn tại Việt Nam của công ty bị World Bank cấm cửa

Các dự án của Louis Berger Group tập trung chủ yếu tại Mỹ


Lần điều chỉnh vốn điều lệ này được Thủ tướng quyết định trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Nhà nước sau khi đã thỏa thuận với Bộ Tài chính.
Ngoài tăng vốn, VAMC cũng được bổ sung thêm nhiều quyền, cơ chế đặc thù trong quá trình hoạt động và thực hiện mua bán nợ. Theo đó, sau khi thu hồi nợ xấu, VAMC được hưởng một phần tiền theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định trên cơ sở số tiền mua bằng trái phiếu đặc biệt trừ đi khoản thu về. Bên cạnh đó, VAMC cũng không phải đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm trong hợp đồng bảo đảm khi mua lại nợ xấu từ các ngân hàng.
Nghị định lần này cũng cho biết VAMC được cơ chế đặc thù khi phát hành trái phiếu đặc biệt. Công ty này có thể phát hành trái phiếu để mua nợ theo giá trị thị trường, mở đường cho hoạt động mua bán nợ của công ty thuận lợi hơn.
Về tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua, nếu không có thỏa thuận, công ty sẽ được bán đấu giá. Theo Nghị định, Bộ Xây dựng sẽ phải có trách nhiệm hướng dẫn để VAMC bán tài sản đảm bảo cho nhà đầu tư khi có vướng mắc. Tương tự, để hoạt động thanh lý tài sản đảm bảo dễ dàng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có trách nhiệm hướng dẫn cho nhà đầu tư, người trúng đấu giá trên đất của dự án đầu tư.
Nghị định 54 có hiệu lực từ ngày 5/4.
0913.756.339