. Với các container bị bỏ lại ở cảng Hải Phòng, tên người nhận hàng thể hiện trên chứng từ vận tải chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất từ năm 2009 đến năm 2014, trong đó cao điểm số container tồn đọng nhiều nhất rơi vào cuối năm 2011 tới giữa năm 2012. Tại Cục Hải quan Đà Nẵng, hàng tồn đọng lại chủ yếu là xe ôtô do các doanh nghiệp vận tải bị từ chối vì gửi nhầm hoặc chủ hàng không đến làm thủ tục nhận
Với các container bị bỏ lại ở cảng Hải Phòng, tên người nhận hàng thể hiện trên chứng từ vận tải chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất từ năm 2009 đến năm 2014, trong đó cao điểm số container tồn đọng nhiều nhất rơi vào cuối năm 2011 tới giữa năm 2012. Số hàng này chủ yếu được tạm nhập về cảng Hải Phòng để tái xuất đi Trung Quốc.
Hình 1: Hàng nghìn container phế liệu bỏ hoang ở cảng
Tại Cục Hải quan Đà Nẵng, hàng tồn đọng lại chủ yếu là xe ôtô do các doanh nghiệp vận tải bị từ chối vì gửi nhầm hoặc chủ hàng không đến làm thủ tục nhận. Còn lại, phần lớn container tồn đọng là do người gửi không ghi rõ địa chỉ nhận, chưa thanh toán tiền vận chuyển cho chủ hàng hoặc các bên hủy hợp đồng mua bán, mất giấy tờ nên không tới lấy hàng…
Để giải quyết tình trạng tồn đọng này, Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng cho phép các doanh nghiệp đứng ra thu mua lốp ôtô và tái chế theo gợi ý từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như Bộ Giao thông Vận tải.
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng muốn giao trực tiếp các doanh nghiệp cảng xử lý container, hàng hóa tồn đọng để giảm bớt các thủ tục. Đồng thời, cơ quan này cũng đề nghị Thủ tướng giao các bộ, thành phố xây dựng lộ trình, kinh phí để xử lý hàng hóa rác thải hiện đang tồn đọng.
Thanh Thanh Lan