Ernst & Young: Việt Nam chỉ cần 5 ngân hàng trụ cột

– Các ngân hàng Việt Nam phải có được quy mô lớn hơn nữa mới cạnh tranh được với nhà băng ngoại. – Hiện các ngân hàng ngoại đang tỏ ra khao khát thâm nhập thị trường Việt Nam, đặc biệt khi ngày thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sắp thành hiện thực trong 2015. Theo ông, bản thân các nhà băng nội địa cần phải chuẩn bị gì để tự tin đón tiếp những vị khách sẽ là đối thủ này?. Theo thời gian, khi thị trường phát triển dần, hãy để thị trường quyết định cách xử lý ngân hàng yếu kém như thế nào. Thống đốc của họ yêu cầu làm sao để 3 ngân hàng khác nhau có chung một chủ sở hữu và EY đã làm việc đó chỉ trong 3 tháng. Tôi nghĩ trong điều kiện của các bạn, SBV vẫn cần có sự can thiệp chủ động để h…

Nếu nhìn ra thế giới, hầu hết các thị trường ngân hàng thành công nhất chỉ có từ 2-5 nhà băng nội địa quy mô lớn ở mỗi quốc gia trong khi Việt Nam lại có quá nhiều. Bản thân các nước đã trải qua làn sóng sáp nhập những năm trước đây cũng vậy. Như Malaysia, 20 năm trước họ có 45 ngân hàng, nay chỉ còn 10. 5-10 năm tới, đầu tư phát triển hạ tầng là nhu cầu lớn nhất của mọi quốc gia nên nếu Việt Nam không có ngân hàng đủ lớn, đủ tầm để thu xếp được những nguồn vốn này thì sẽ là thiệt thòi cho đất nước và sẽ khó phát triển kinh tế.
Ông Keith Pogson có 20 năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng thương mại, đầu tư và 17 năm lãnh đạo mảng Dịch vụ Tài chính của EY khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ các cơ quan lập pháp và quản lý của Chính phủ nhiều nước trong khu vực, đưa ra quy định và sáng kiến cải cách thị trường tài chính. 
Ernst & Young là một công ty hàng đầu thế giới cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, giao dịch tài chính và tư vấn. Tại Việt Nam, công ty được cấp phép thành lập từ năm 1992.
Đầu tháng 4/2014, vị này cùng đoàn chuyên gia cấp cao của EY đã có buổi hội thảo với các lãnh đạo ngân hàng Việt Nam về cách để có một thương vụ sáp nhập thành công.

Samsung có thể giúp Apple thu hồi lại khoản phạt 553 triệu USD

Samsung có thể gián tiếp giúp đổi thủ Apple thu hồi lại khoản án phạt lên tới 553 triệu USD trong vụ kiện vi phạm bằng sáng chế mà cả hai đều bị kiện từ bởi một công ty.

Tháng Hai vừa qua, một tòa án ở thành phố Tyler, bang Texas (Mỹ) đã ra p…


– Năm nay, Ngân hàng Nhà nước dự kiến thúc đẩy mạnh mẽ và hoàn tất một loạt các thương vụ mua bán, sáp nhập. Có ý kiến cho rằng nếu phải xử lý một số lượng lớn các ngân hàng trong năm nay có thể quá gấp gáp và gây ra rủi ro. Ông thấy sao?
– Để đánh giá khả thi hay không, phải xem mục tiêu của nhà điều hành là gì. Nếu chỉ xác định để giải quyết câu chuyện sở hữu chéo, tôi nghĩ không có gì gấp gáp. Như gần đây, chúng tôi đã giúp Sri Lanka làm việc tương tự. Thống đốc của họ yêu cầu làm sao để 3 ngân hàng khác nhau có chung một chủ sở hữu và EY đã làm việc đó chỉ trong 3 tháng. Với Việt Nam, các bạn còn 9 tháng nữa nên tôi nghĩ không quá khó nếu đó là mục tiêu.
Đương nhiên, sau sáp nhập, để vận hành một cách đầy đủ từ hệ thống, con người đến quy trình làm việc có thể mất vài năm.
– Hiện các ngân hàng ngoại đang tỏ ra khao khát thâm nhập thị trường Việt Nam, đặc biệt khi ngày thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sắp thành hiện thực trong 2015. Theo ông, bản thân các nhà băng nội địa cần phải chuẩn bị gì để tự tin đón tiếp những vị khách sẽ là đối thủ này?
– Các ngân hàng Việt Nam phải có được quy mô lớn hơn nữa mới cạnh tranh được với nhà băng ngoại. Bởi đơn giản, khi anh lớn mới đủ sức đầu tư nhiều vào công nghệ, sản phẩm… để mở rộng hoạt động qua biên giới. Chính vì vậy, những động thái và quyết tâm của SBV trong hợp nhất, sáp nhập vừa rồi để tạo nhiều ngân hàng lớn, khỏe mạnh hơn là hoàn toàn đúng đắn.
Malaysia đã có 2 nhà băng lớn tầm cỡ khu vực rồi. Singapore cũng vậy. Khi AEC thành hiện thực, các ngân hàng Việt phải chuẩn bị kỹ hơn để cạnh tranh với họ. Theo lộ trình, đến 2020, Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực ngân hàng. Theo tôi, các bạn cần tranh thủ làm một số việc trong 5 năm ấy. Ví dụ, cần có biện pháp để hỗ trợ VAMC có khả năng xử lý nợ xấu chứ không chỉ dừng lại ở việc mua vào rồi nắm giữ. Thêm vào đó, cần nâng cao chuẩn mực hoạt động của các ngân hàng trong nước.
– Ngân hàng Nhà nước có chủ trương mua lại nhà băng yếu kém với giá 0 đồng thay vì cho nó phá sản, tương tự như trường hợp của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) vừa rồi. Ông đánh giá như thế nào?
– SBV hầu như không có lựa chọn nào khác. Tôi đánh giá đây là bước đi đúng đắn bởi nó phù hợp với điều kiện của thị trường. Đặc thù của Việt Nam là lượng tiền tiết kiệm từ dân cư rất lớn nhưng niềm tin với hệ thống ngân hàng lại không cao. Do đó, nếu để một ngân hàng đổ vỡ, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin với cả hệ thống.
Tôi nghĩ trong điều kiện của các bạn, SBV vẫn cần có sự can thiệp chủ động để hỗ trợ cho thị trường. Theo thời gian, khi thị trường phát triển dần, hãy để thị trường quyết định cách xử lý ngân hàng yếu kém như thế nào. Như ở Trung Quốc, gần đây thông qua một chương trình lớn về bảo hiểm tiền gửi. Ngay cả khi ngân hàng đổ vỡ, người gửi tiền vẫn được bảo đảm. Nếu Việt Nam làm được tương tự, SBV sẽ ít phải can thiệp hơn.
0913.756.339