Nhà đầu tư Trung Đông tăng cường hiện diện tại Việt Nam

. Tại buổi gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu năm, đại sứ Qatar Abdullah Sultan Al-Hamar bày tỏ nhà đầu tư tại đây chưa hài lòng với khoản đầu tư hơn một tỷ USD và dự kiến sẽ có một dòng đầu tư lớn từ Qatar vào Việt Nam trong thời gian tới. QNB được thành lập vào năm 1964, là ngân hàng thương mại quốc gia đầu tiên tại Qatar, với sự góp vốn của Quỹ đầu tư quốc gia Qatar 50% và khu vực tư nhân 50%. Với sự tăng trưởng đều đặn hàng năm và thị phần chiếm khoảng 45% trong ngành ngân hàng tài chính, QNB được xem là ngân hàng lớn nhất tại Qatar đồng thời cũng là tổ chức tài chính hàng đầu ở Trung Đông và khu vực Bắc Phi. Các cơ quan của Qatar sau khi tiếp xúc và làm việc đều thể hiện mong muốn có chiến lược đầu tư dài hạn cũng như tìm hiểu về các cơ hội đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam

Theo ông Abu-Hussin, trong mắt các nhà đầu tư , Đông Nam Á được đánh giá đang bắt đầu phục hồi từ đợt suy thoái, tầng lớp trung lưu đang ngày càng phát triển, trở thành điểm đến hứa hẹn cho các dòng vốn ngoại. Chính phủ các nước trong cộng đồng ASEAN cũng đang chủ động thực hiện các bước để khuyến khích đầu tư Ả rập, như gửi phái đoàn đến vùng vịnh, rút ngắn thủ tục cho các nhà đầu tư tiềm năng trong lĩnh vực năng lượng, bất động sản, tài chính ngân hàng, nông nghiệp…
Riêng tại Việt Nam , dù chưa có con số thống kê toàn bộ đầu tư từ Trung Đông, nhưng đến cuối năm 2014, tổng vốn đăng ký của 10 nước trong khu vực này khoảng 200 triệu USD. Ngoài một số đối tác quen thuộc như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Iraq, Isarel…, Việt Nam đón thêm một số nhà đầu tư mới trong những năm gần đây.
Cụ thể, cuối tháng 3/2015, Ngân hàng Quốc gia Qatar (QNB) đã đưa vào hoạt động văn phòng đại diện đầu tiên tại TP HCM, với nhiệm vụ trọng tâm là xúc tiến và thúc đẩy sự phát triển dòng chảy thương mại “Đông-Tây” giữa Qatar và Việt Nam sau 20 năm thiết lập quan hệ song phương. QNB được thành lập vào năm 1964, là ngân hàng thương mại quốc gia đầu tiên tại Qatar, với sự góp vốn của Quỹ đầu tư quốc gia Qatar 50% và khu vực tư nhân 50%.
Với sự tăng trưởng đều đặn hàng năm và thị phần chiếm khoảng 45% trong ngành ngân hàng tài chính, QNB được xem là ngân hàng lớn nhất tại Qatar đồng thời cũng là tổ chức tài chính hàng đầu ở Trung Đông và khu vực Bắc Phi. Sự hiện diện của ngân hàng thông qua các công ty con và công ty liên kết được mở rộng ở hơn 26 quốc gia trên ba châu lục, cung cấp một danh mục đầy đủ và đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến. Tổng số nhân viên của nhà băng hơn 14.500 người, hoạt động tại hơn 615 địa điểm với mạng lưới ATM hơn 1.310 máy.


Hiện nay, quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Qatar chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt; Việt Nam cung cấp sang Qatar chủ yếu là gỗ và nông sản. Bộ Ngoại giao cho biết kim ngạch thương mại ngày càng tăng, đạt gần 265 triệu đô la Mỹ năm 2013, tăng 8% so với năm 2012 và đây vẫn là con số thấp. Hai bên đã cam kết cùng bắt tay đưa kim ngạch lên tối thiểu 1 tỷ USD.
“Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Qatar đã đạt được mức tăng trưởng bền vững trong những năm gần đây mặc dù xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các nhu cầu về dịch vụ, tài chính chất lượng cao gia tăng sẽ thúc đẩy tăng trưởng hai nước, đánh dấu sự khởi đầu mới trong mối quan hệ với đối tác này”, đại diện ngân hàng này cho biết. Nhận định kinh tế Việt Nam đang có mức phát triển ấn tượng trong các thị trường mới nổi, vị này nhận xét xuất khẩu, du lịch, kiều hối tăng trưởng sẽ là cơ hội lớn cho QNB.
Việc mở văn phòng đại diện tại Việt Nam là một phần trong kế hoạch phát triển thị trường châu Á của QNB. Ngân hàng này nhắm đến mục tiêu 40% lợi nhuận ở thị trường nước ngoài vào năm 2017 và mong muốn trở thành ngân hàng lớn nhất ở Trung Đông và châu Phi.
Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam – Oman (VOI) do Quỹ dự trữ quốc gia Quốc vương Oman (SGRF) góp vốn mới đây cũng đã đề xuất trở thành đối tác chiến lược của Cảng Hải Phòng khi xin mua lại gần 30% cổ phần Nhà nước tại đơn vị này. Thạm chí, nếu được phê duyệt mua thêm, công ty này cũng sẵn sàng.
“Nếu mức thoái vốn tiếp theo vượt quá tỷ lệ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu theo các quy định của pháp luật Việt Nam, chúng tôi sẵn lòng hợp tác với các công ty trong nước được Chính phủ giới thiệu hoặc chỉ định để thiết lập tổ hợp nhà đầu tư”, SGRF cho biết.
Hình 1: Nhà đầu tư Trung Đông tăng cường hiện diện tại Việt Nam

Hình 1: Nhà đầu tư Trung Đông tăng cường hiện diện tại Việt Nam

Hay trong lĩnh vực bất động sản, báo cáo công bố tháng 3/2015 của Savills nhận định đầu tư của Trung Đông vào bất động sản thương mại thường tăng lên cùng với giá dầu nhờ có sự thặng dư về nguồn vốn. Tuy nhiên, khi giá dầu giảm, công ty này vẫn trông thấy một sự tăng lên trong các khoản đầu tư ra nước ngoài của các đối tác này.
“Giá dầu giảm mạnh có thể dẫn đến việc sụt giảm ngắn hạn các hoạt động đầu tư bất động sản của các nước sản xuất dầu ở Trung Đông, những cũng có thể chính sự tác động mạnh mẽ lên GDP khi giá dầu giảm sẽ là sự nhắc nhở cấp thiết cho nhu cầu đa dạng hóa nguồn thu quốc gia ra khỏi năng lượng không thể tái tạo”, báo cáo này nêu.
Minh chứng cho xu hướng này là Tập đoàn Nakheel (UAE) cam kết sẽ trình kế hoạch đầu tư dự án Khu đô thị – du lịch Hạ Long Star tại tỉnh Quảng Ninh với tổng vốn 550 triệu USD. Tập đoàn Đầu tư Dubai ICD với khối tài sản quản lý lên tới 120 tỷ USD cũng ngỏ ý muốn đầu tư vào các dự án bất động sản tại khu kinh tế Vân Đồn, theo thông tin từ Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra, du lịch, giáo dục, hàng không… cũng đang là những lĩnh vực nhà đầu tư Trung Đông lưu ý tại Việt Nam. Tại buổi gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu năm, đại sứ Qatar Abdullah Sultan Al-Hamar bày tỏ nhà đầu tư tại đây chưa hài lòng với khoản đầu tư hơn một tỷ USD và dự kiến sẽ có một dòng đầu tư lớn từ Qatar vào Việt Nam trong thời gian tới.
Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẵn sàng mời các nhà đầu tư lớn của Qatar tham gia các doanh nghiệp cổ phần hóa, trở thành cổ đông chiến lược các ngân, cũng như đầu tư quyền khai thác hạ tầng sân bay, bến cảng, đường cao tốc.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đánh giá Qatar là đối tác tiềm năng có năng lực tài chính dồi dào cũng như năng lực triển khai, lập kế hoạch, quản lý dự án và thi công bài bản, có chất lượng. Các cơ quan của Qatar sau khi tiếp xúc và làm việc đều thể hiện mong muốn có chiến lược đầu tư dài hạn cũng như tìm hiểu về các cơ hội đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Huy Hoàng – Phó trưởng ban Thông tin doanh nghiệp và thị trường (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia) cho hay trong bối cảnh Việt Nam mở cửa cho đầu tư nước ngoài, việc các quốc gia Trung Đông chuyển một phần thặng dư vốn cho các dự án trong nước là điều hợp lý. “Trong bối cảnh kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, Trung Đông lại là nơi dư thùa rất nhiều vốn và họ có nhu cầu dịch chuyển sang nơi khác. Đây là cơ sở để Việt Nam có chính sách thu hút đầu tư từ Trung Đông”, ông Hoàng nói.
Trong đó, ngân hàng, hạ tầng là những lĩnh vực khá hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài bởi Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu, nhu cầu có thêm các dịch vụ tài chính, công trình công cộng vẫn còn rất lớn. Đặc biệt, quy định hiện tại cũng cho phép tư nhân được tham gia nhiều hơn vào các dự án công, thay cho việc chỉ có Nhà nước được làm như trước đây.
Tuy vậy, vị chuyên gia này bày tỏ các đối tác Trung Đông vẫn còn khá mới ở Việt Nam, do đó sẽ cần thêm thời gian để đánh giá hiệu quả đầu tư từ khu vực này.
Phương Linh
0913.756.339