Nghệ thuật kịch Noh Nhật Bản

Kịch Noh hoặc Nogaku là một loại hình kịch truyền thống có tuổi đời lâu nhất ở Nhật Bản, được nhập khẩu từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 7 và phát triển sáng rực từ thế kỷ 14, thời kỳ Muromachi.

Noh là một loại hình kịch nghệ nổi tiếng biểu diễn trên sân khấu cổ điển, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố âm nhạc, vũ đạo và thơ ca, mang đậm tính thẩm mỹ và huyền bí của Nhật Bản.

Đặc trưng của kịch Noh: Mặt nạ Nomen.

Nguồn gốc kịch Noh

Vào thời Muromachi (1336 – 1568), dưới tài nghệ của nhà soạn kịch tài ba Kannami và con trai ông, Zeami; kịch Noh đã có những bước tiến quan trọng, nhanh chóng trở thành loại hình nghệ thuật đặc sắc nhất Nhật Bản thời bấy giờ.

Đến thời Edo (1603 – 1868), Noh chính thức trở thành bộ môn nghệ thuật dành riêng cho tầng lớp quý tộc Nhật Bản dưới sự bảo trợ của Mạc phủ.

Các vai diễn trong kịch Noh

Nhân vật trong kịch Noh được chia thành 3 nhóm: Shite, Waki và Kyogen.

Nhóm Shite gồm Shite (nhân vật chính), Tsure-shite (hỗ trợ cho Shite): luôn đeo mặt nạ.

Nhóm Waki gồm Waki (đối thủ của Shite), Tsure-waki (hỗ trợ cho Waki): không đeo mặt nạ, bắt buộc diễn viên nam thủ vai.

Nhóm Kyogen: trình diễn trong thời gian Shite thay trang phục.

Thế giới trong kịch Noh

Nửa thế giới trong kịch Noh là hiện thực (Genzai Noh 現在能) và nửa còn lại là thế giới của linh hồn (Mugen Noh 夢幻能).

Genzai Noh: miêu tả những sự kiện trong cuộc đời của nhân vật chính Shite.

Mugen Noh: linh hồn nhân vật chính kể lại những uất ức, oan khuất, nuối tiếc cho người hành khất/ nhà sư,… và nhận lại lời khuyên về ý nghĩa cuộc sống.

Bài viết nghệ thuật kịch Noh Nhật Bản được tổng hợp bởi duangatewaythaodien.net.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0919.620.880